- Đại diện ngoài tố tụng là gì:
- Theo Điều 30 Luật trợ giúp pháp lý: Đại diện ngoài tố tụng là việc trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý.
- Đại diện ngoài tố tụng là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý mà luật sự, trợ giúp viên pháp lý đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để thực hiện các hoạt động, giao dịch dân sự, thương mại, đầu tư, hành chính, lao động… với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
2.
Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư trong giải quyết các vụ việc hành chính thường mang một số các đặc điểm sau:
- Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của luật sư trong lĩnh vực này nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Từ hình thức uỷ quyền, phạm vi đại diện, thủ tục đại diện, trình tự thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại trong Bộ luật Dân sự, Luật Luật sư, Luật Khiếu nại, Luật doanh nghiệp … Do vậy, khi tham gia đại diện, luật sư cần tuân thủ và áp dụng đúng các quy định pháp luật cụ thể cho từng nội dung công việc;
- Phạm vi đại diện của luật sư trong lĩnh vực này thường hẹp, phụ thuộc vào ý chí của khách hàng và các quy định của pháp luật hành chính trong từng lĩnh vực quản lý;
- Bên thứ ba trong hoạt động đại diện của luật sư bao giờ cũng là cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước;
- Khi đại diện cho khách hàng tham gia vào các quan hệ hành chính nhà nước, luật sư không chỉ thực hiện chức năng đại diện mà còn phải thực hiện chức năng tư vấn pháp luật cho khách hàng vì lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, đại diện vẫn là hoạt động chủ yếu.
3. Thời điểm đại diện ngoài tố tụng:
Thời điểm bắt đầu:
- Khi việc đại diện theo pháp luật phát sinh;
- Khi việc đại diện theo uỷ quyền được xác lập hợp pháp bằng Hợp đồng uỷ quyền.
Thời điểm chấm dứt hợp đồng uỷ quyền:
- Theo pháp luật quy định hoặc khi hết hạn.
- Khi công việc đã hoàn thành hoặc theo thoả thuận.
- Khi một bên chết, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền đại diện ngoài tố tụng.
4. Một số quyền cơ bản của người đại diện ngoài tố tụng:
- Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc uỷ quyền.
- Chủ động thực hiện việc trợ giúp pháp lý trong phạm vi ủy quyền, được hưởng thù lao uỷ quyền theo thoả thuận và được thanh toán chi phí hợp lý.
5. Một số nghĩa vụ của người đại diện ngoài tố tụng:
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu được giao, giữ bí mật các thông tin từ công việc uỷ quyền.
- Thực hiện công việc được uỷ quyền một cách tốt nhất và thường xuyên thông báo với bên uỷ quyền…
Qua bài viết giải đáp như trên; chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích và phù hợp đến bạn đọc!
Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Luật sư tại:
CÔNG TY LUẬT TNHH LOGIC & CỘNG SỰ
Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, số 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
VPGD: 441/17 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 090 520 63 81