Trong quá trình làm thủ tục ly hôn, thường xảy ra tình trạng thiếu Giấy khai sinh của con bởi nhiều lý do khác nhau. Thông thường việc không có Giấy khai sinh của con bởi các lý do như: chưa đăng ký khai sinh cho con hoặc đã đăng ký nhưng bị mất. Vậy thiếu Giấy khai sinh của con có được ly hôn không, và hồ sơ ly hôn bao gồm những gì? Để biết rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Logic & Cộng sự (LOGIC LAW):
Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Luật Hộ tịch năm 2014.
    Có được ly hôn khi không có giấy khai sinh của con?
    Trường hợp vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn, thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội trong đó có:
  1. Đơn xin ly hôn.
  2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu photo có chứng thực của vợ chồng.
  3. Giấy đăng ký kết hôn bản chính.
  4. Giấy khai sinh của con bản sao có chứng thực.
  5. Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký xe….( bản sao)
  6. Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
    Như vậy, Nếu đã có con, thì giấy khai sinh của con là 1 thành phần hồ sơ bắt buộc phải có khi ly hôn.
    Trường hợp thứ nhất: Nếu bị mất Giấy khai sinh của con và hiện không còn giữ hay bị mất thì có thể ra Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trước đây cấp Giấy khai sinh bản gốc cho con để được xin cấp bản sao.
    Thủ tục cấp trích lục khai sinh bản sao:
    Thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch thuộc về UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây
    ” Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”
    Căn cứ điều 63 Luật hộ tịch năm 2014
    Hồ sơ xin cấp bản sao trích lục hộ tịch gồm tờ khai yêu cầu và xuất trình chứng minh nhân dân
    Căn cứ Điều 64 Luật hộ tịch năm 2014 quy định Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:
  7. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
    Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
  8. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.”
    Trường hợp thứ hai: Nếu cha mẹ chưa làm giấy khai sinh cho con thì phải đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền để làm giấy khai sinh cho con.
    Thủ tục làm giấy khai sinh cho con:
  • Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
  • Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
    Hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài bao gồm:
  • Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu là giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
  • Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Giấy tờ phải nộp:
  • Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
  • Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.