Sau khi thành lập công ty, dù ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào Ban lãnh đạo cũng cần xây dựng hệ thống điều lệ sao cho vừa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia trực tiếp phát triển công ty nhưng vẫn cần đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, Công ty Luật TNHH Logic & Cộng sự cung cấp dịch vụ soạn thảo Điều lệ công ty một cách chuẩn sát nhất đến Quý khách hàng.
- Điều lệ công ty là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ công ty bao gồm: Điều lệ khi đăng ký thành lập công ty và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp:
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có bản dự thảo điều lệ công ty gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính. Trong điều lệ phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
- Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
- Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
- Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
(Hình ảnh Điều lệ công ty, nguồn: ST)
2. Các loại hình doanh nghiệp cần có Điều lệ công ty:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 các loại hình doanh nghiệp sau phải xây dựng điều lệ, gồm:
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có điều lệ.
3. Nội dung, nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty:
Nội dung của Điều lệ công ty:
Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
- Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty:
Để có thể soạn thảo nên một bản Điều lệ công ty hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật, doanh nghiệp buộc phải dựa theo nguyên tắc dưới đây:
- Thứ nhất, Điều lệ phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, pháp luật về thuế và kế toán…
- Thứ hai, khi soạn thảo Điều lệ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, các chủ sở hữu công ty, quy định về việc tổ chức, quản lý và hoạt đồng của doanh nghiệp.
- Thứ ba, không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba.
4. Dịch vụ Luật sư soạn thảo Điều lệ công ty tại Công ty Luật TNHH Logic & Cộng sự bao gồm:
- Tư vấn lập và soạn thảo Điều lệ công ty
- Tư vấn về cơ cấu tổ chức từng loại hình doanh nghiệp;
- Tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh quản lý trong công ty;
- Tiếp nhận yêu cầu của Khách hàng và soạn thảo Điều lệ công ty phù hợp với các tiêu chí, mục đích của Khách hàng.
Qua bài viết giải đáp như trên; chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích và phù hợp đến bạn đọc!
Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Luật sư tại:
CÔNG TY LUẬT TNHH LOGIC & CỘNG SỰ
Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, số 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
VPGD: 441/17 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 090 520 63 81