Hiện nay, các vụ tranh chấp thương mại thường được các bên đưa ra giải quyết tại trọng tài thương mại thay vì giải quyết tại tòa án như trước đây. Bởi lẽ, yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp sẽ mang lại những tiện ích nhất định. Tuy nhiên, quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài diễn ra vô cùng nghiêm ngặt và chính xác tuyệt đối về mặt thời gian, đồng thời các bên tranh chấp cần phải chuẩn bị phương án và tài liệu chứng rõ ràng thì mới bảo vệ được tối đa lợi ích của mình. Do đó, nếu không được Luật sư tư vấn và hỗ trợ thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi.

Vì vậy, Công ty Luật TNHH Logic & Cộng sự cung cấp đến Quý dịch vụ Luật sư bảo vệ khách hàng tại trung tâm Trọng tài thương mại.

1.Quy định về Trọng tài thương mại:

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 định nghĩa như sau: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
  • Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại.
  • Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

2.Tham gia tố tụng tại Trọng tài thương mại cần lưu ý gì:

Thứ nhất, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định các điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Thứ hai, về quy tắc tố tụng tại trọng tài thương mại:

Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cần tuân thủ các nguyên tắc sau theo Điều 4 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:

  • Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Thứ ba, trình tự khởi kiện tại Trọng tài thương mại:

Khởi kiện tại Trọng tài thương mại sẽ theo các trình tự quy định trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết
  • Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
  • Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài
  • Bước 4: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
  • Bước 5: Tiến hành hòa giải giữa các bên
  • Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Cơ sở pháp: Căn cứ theo Điều 30, Điều 31, Điều 35, Điều 40, Điều 55, Điều 58, Điều 60 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

3. Công việc Luật sư thực hiện cho Quý khách hàng khi tham gia tố tụng bảo vệ đương sự tại trung tâm trọng tài bao gồm:

  • Nghiên cứu Hợp đồng thương mại mà Khách hàng đã ký, và các hồ sơ, tài liệu, thông tin do Khách hàng cung cấp để đánh giá pháp lý về toàn bộ vụ việc;
  • Tư vấn và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp để cho Khách hàng xem xét và lựa chọn;
  • Hỗ trợ Khách hàng giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết vụ việc hoặc xác định, thu thập chứng cứ của vụ việc;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện nộp tại Trung tâm trọng tài để tiến hành khởi kiện;
  • Hỗ trợ Khách hàng trong quá trình trao đổi, làm việc với đối tác thương mại nhằm tìm kiếm phương thức giải quyết vấn đề phát sinh giữa Khách hàng với đối tác thương mại;
  • Tư vấn về thủ tục và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ việc ra trước cơ quan Trọng tài;
  • Hỗ trợ Khách hàng trong việc soạn thảo các văn bản gửi đối tác thương mại, cá nhân hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Hỗ trợ Khách hàng thu thập chứng cứ, thông tin liên quan tới vụ việc;
  • Trong trường hợp cần thiết, hỗ trợ Khách hàng làm thủ tục đề nghị cơ quan Trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm phong tỏa tiền thanh toán cho đối tác thương mại đã mở L/C tại Ngân hàng;
  • Hỗ trợ Khách hàng tìm kiếm và đề nghị cử trọng tài viên tham gia Hội đồng giải quyết tranh chấp tại cơ quan Trọng tài;
  • Thực hiện vai trò Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Giao dịch, làm việc với đối tác thương mại theo ủy quyền của Khách hàng tại cơ quan Trọng tài;
  • Các công việc, thủ tục có liên quan khác;

Qua bài viết giải đáp như trên; chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích và phù hợp đến bạn đọc!

Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Luật sư tại:

CÔNG TY LUẬT TNHH LOGIC & CỘNG SỰ

Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, số 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 441/17 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: 090 520 63 81