Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Trong vụ án hình sự, Luật sư có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án để đảm bảo được tính khách quan, trung thực và duy trì công lý. Khi trở thành đương sự trong vụ án hình sự họ dường như rơi vào tình trạng mất phương hướng, đối diện với nguy cơ rơi vào vòng lao lý. Khi đó, Luật sư bào chữa, bảo vệ đối với bị cáo đóng vai trò như chiếc phao cứu sinh đại diện cho đương sự tìm ra giải pháp để đi đúng hướng. Bào chữa cho bị can, bị cáo là hoạt động nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Vai trò Luật sư trong vụ án hình sự:

Luật sư là người có trình độ am hiểu sâu sắc về pháp luật, đại diện cho thân chủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo không đơn thuần là thực hiện một công việc mà còn là trách nhiệm, là đạo đức nghề nghiệp. Người luật sư có tài, có tâm với nghề luôn đặt mục tiêu đem lại những điều tốt nhất cho thân chủ trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật.

Luật sư thực hiện việc bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho quý khách với các công việc sau:

  • Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã từ khi có quyết định tạm giữ;
  • Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can;
  • Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử;
  • Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
  • Luật sư bào chữa hướng dẫn thân chủ, khách hàng trong việc soạn thảo đơn kháng cáo, đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.

Luật sư tham gia bảo vệ trong các nhóm tội:

  • Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;
  • Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân;
  • Các tội xâm phạm sở hữu;
  • Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
  • Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
  • Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Quá trình luật sư tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự:

  Bước 1: Luật sư tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc từ thân chủ. Do tính chất, đặc điểm khác nhau trong các vụ án hình sự trong lĩnh vực hình sự cần thiết phải có luật sư bào chữa, người thân của bị can, bị cáo trực tiếp có Đơn mời luật sư.

Bước 2: Hai bên tiến hành lập và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý để ghi nhận các công việc luật sư thực hiện, thời gian thực hiện, chi phí dịch vụ.

Bước 3: Luật sư thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ tham gia tố tụng.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án. Luật sư thực hiện thủ tục để được tham gia với tư cách là người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can.

Bước 5. Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng. Làm việc với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập hồ sơ, chứng cứ và nắm bắt tình hình vụ án. Luật sư gặp và làm việc với cơ quan điều tra, trao đổi về nội dung vụ án, đảm bảo có lợi cho người được bào chữa.

Luật sư tiến hành gặp gỡ, tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can

Tư vấn, đại diện khách hàng soạn thảo, văn bản trình bày ý kiến cho các cơ quan có thẩm quyền;

Tham gia bảo vệ cho đương sự tại Tòa án các cấp;

Luật sư bào chữa, bảo vệ trong vụ án hình sự cho người bị buộc tội. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố dù cơ quan có thẩm quyền chưa buộc tội nhưng quyền lợi của họ có khả năng bị xâm phạm. Luật Đức An hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Như vậy, có thể thấy Luật sư có thể tham gia bảo vệ/bào chữa cho thân chủ của mình từ khi bị triệu tập lấy lời khai, bị tạm giữ, bị tạm giam, bị truy tố, bị xét xử cho đến khi kết thúc vụ án. Hiểu một cách đơn giản là theo pháp luật hiện hành, bất kể khi nào bạn muốn, bạn đều có quyền mời luật sư bảo vệ cho mình, làm việc cùng mình.

Luật sư sẽ làm gì để giúp cho thân chủ/khách hàng trong giải quyết vụ án? 

  • Ngay từ khi tiếp nhận vụ ánLuật sư sẽ tư vấn các quy định pháp luật hình sự cho thân chủ, phân tích và xác định rõ tình trạng pháp lý của thân chủ, đưa ra những lời khuyên cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, nhằm tránh và giảm thiểu những rủi ro về pháp lý;
  • Trong giai đoạn điều tra: Luật sư sẽ tham gia các buổi hỏi cung cùng thân chủ để tránh trường hợp thân chủ khai không đúng sự thật gây bất lợi, oan sai; kịp thời khiếu nại, kiến nghị khi phát hiện những vi phạm, sai trái, bất lợi đối với thân chủ. 
  • Trong giai đoạn truy tố, Luật sư làm việc với VKS, yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung nếu thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho Thân Chủ, cung cấp thêm các tài liệu chứng cứ mới (nếu có);
  • Trong giai đoạn xét xử: Luật sư nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên tòa, hỏi, trình bày luận cứ, tranh luận tại phiên Tòa để làm rõ vụ án, đưa ra các chứng cứ, các lập luận để chứng minh thân chủ vô tội hoặc đề nghị giảm nhẹ tội;
  • Trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị: Luật sư tham gia soạn đơn và tiếp tục tham gia phiên tòa phúc thẩm để bảo vệ cho thân chủ/ khách hàng;

Vậy khi xảy ra tình huống pháp lý bạn nên làm gì?

Thứ nhất: Bạn nên tìm đến luật sư để nhờ trợ giúp, nếu bạn đang bị tạm giữ, tạm giam bạn có quyền mời luật sư thông qua hình thức viết đơn gửi người thân nhờ mời luật sư cho bạn hoặc gửi đích danh luật sư bạn biết. Pháp luật quy định cán bộ điều tra có trách nhiệm gửi đơn của bạn đến người thân để họ mời luật sư cho bạn.

Thứ hai: Ngay trong lần hỏi cung, lấy lời khai đầu tiên cán bộ điều tra lấy lời khai có trách nhiệm hỏi bạn về việc bạn có muốn mời luật sư không? Bạn hãy trả lời – tôi có! và bạn có quyền giữ im lặng đến khi luật sư của bạn đến làm việc cùng. Nếu họ không hỏi câu đó, bạn hãy chủ động nói tôi cần mời luật sư. Nếu bạn khai không đúng sự thật khi chưa có luật sư, bạn hãy nhớ khi nào có luật sư đến bạn có quyền nói với Luật sư: tôi muốn khai lại;

Thứ ba: mọi lời khai của bạn cũng chính là chứng cứ chứng minh bạn có tội hay vô tội, luật pháp không buộc bạn phải đưa ra những lời khai chống lại mình, do đó bạn cần cân nhắc kỹ khi khai báo; Bạn cũng cần biết, khai báo thành khẩn là một tình tiết giảm nhẹ khi cần thiết;

cuối cùngBạn cần tìm đến luật sư uy tín, bản lĩnh để đảm bảo bạn được bảo vệ đầy đủ, trọn vẹn về mặt pháp lý; Công ty Luật TNHH Logic & Cộng Sự chuyên cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, bản lĩnh và trí tuệ, chúng tôi sẽ đem lại sự an toàn pháp lý tốt nhất cho quý khách hàng/thân chủ.

Để mời luật sư của chúng tôi, thủ tục nhanh gọn và đơn giản, khi cần hãy nhấc máy gọi điện cho luật sư theo số ĐT: 0905.206.381

Quy trình giải quyết vụ án hình sự có 7 bước

  • Bước 1: Khởi tố vụ án hình sự
  • Bước 2: Điều tra vụ án hình sự
  • Bước 3: Truy tố vụ án hình sự
  • Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
  • Bước 5: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
  • Bước 6: Thi hành bản án và quyết định của Tòa án.
  • Bước 7: Xét lại các bản án và quyết dịnh có hiệu lực pháp luật của Toà án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

Tùy vào tính chất của từng vụ án hình sự mà có những vụ án hình sự sẽ không trải qua đầy đủ các giai đoạn nêu trên, một vụ án hình sự thường sẽ qua 5 giai đoạn cơ bản là Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Bước 1. Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, ở giai đoạn này cơ quan thẩm quyền sẽ xác định có hay không dấu hiệu phạm tội để ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không.

Bước 2. Điều tra vụ án hình sự

Các hoạt động điều tra vụ án hình sự bao gồm:

  •  Khởi tố và hỏi cung bị can
  •  Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng.
  •  Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
  •  Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra
  •  Giám định và định giá tài sản.

Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ, hoặc đình chỉ điều tra nếu có một trong các căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hay đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can là người thực hiện tội phạm.

Bước 3. Truy tố vụ án hình sự

Truy tố vụ án hình sự là giai đoạn thứ ba trong quy trình giải quyết vụ án hình sự. Đây là giai đoạn sau khi nhận đươc hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, Viện kiểm sát sẽ nghiên cứu hồ sơ và ra một trong ba quyết định sau:

  • Truy tố bị can trước Tòa án
  • Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung
  • Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can

Nếu xét thấy đủ điều kiện để tiến hành truy tố bị can, Viện kiểm sát sẽ quyết định truy tố bị can trước Tòa bằng bản cáo trạng theo Điều 243 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015: Nếu bản án sơ thẩm mà không bị kháng cáo, kháng nghị thì đương nhiên bản án sẽ có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.

Bước 4. Xét xử sơ thẩm trong quy trình giải quyết vụ án hình sự

Xét xử sơ thẩm là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi cần tập trung trí lực của Thẩm phán cũng như cách nhìn nhận vấn đề một cách nhân đạo, hợp lí hợp tình của Hội thẩm.

Bước 5. Thi hành bản án và quyết định của Tòa án

Giai đoạn thi hành bản án và quyết định của Tòa án được thực hiện sau giai đoạn xét xử, khi bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Công việc này do Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định. Việc thực hiện sẽ giao cho cơ quan thi hành án hình sự thực hiện.

Bước 6. Xét xử phúc thẩm trong quy trình giải quyết vụ án hình sự

Giai đoạn thi hành bản án và quyết định của Tòa án được thực hiện sau giai đoạn xét xử, khi bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Công việc này do Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định. Việc thực hiện sẽ giao cho cơ quan thi hành án hình sự thực hiện.

Bước 7.  Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm

Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự là Xét lại các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giám đốc thẩm: xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án. Tái thẩm: xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực khi phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó

Qua bài viết giải đáp như trên; chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích và phù hợp đến bạn đọc!

Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Luật sư tại:

CÔNG TY LUẬT TNHH LOGIC & CỘNG SỰ

Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, số 52 Đông Du, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 441/17 Điện Biên Phủ, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: 090 520 63 81