1. Xem xét đơn khởi kiện:

Thủ tục nộp đơn: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khi nộp đơn khởi kiện thì cơ quan, tổ chức, cá nhân còn đáp ứng đầy đủ hình thức và nội dung đơn khởi kiện theo như quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Việc nộp đơn có thể được thực hiện trực tiếp tại tòa án hoặc thông qua đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

2. Thủ tục nhận và xử lý đơn của Tòa án:

Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công,

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác: Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

3. Chuẩn bị xét xử:

Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

  • Đối với các vụ án ranh chấp dân sự và tranh chấp hôn nhân gia đình thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
  • Đối với các vụ án quy định tại tranh chấp về thương mại và tranh chấp về lao động thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng
  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

– Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

– Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

– Đưa vụ án ra xét xử.

Thủ tục hòa giải:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự.

– Ra quyết định hòa giải thành khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận;

– Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

4. Xét xử sơ thẩm:

Việc xét xử vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và trải qua các thủ tục sau:

– Thủ tục bắt đầu phiên tòa

– Hỏi

– Tranh luận

– Nghị án và tuyên án

5. Xét xử phúc thẩm:

  • Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Quyền kháng cáo thuộc về đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
  • Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cấp trên của Tòa án sơ thẩm.

6. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thủ tục đặc biệt:

  • Trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền sẽ kháng nghị và Tòa án sẽ phải mở phiên tòa xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án không biết được khi bản án, quyết định đó thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định kháng nghị và tòa án phải mở phiên tòa xét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục tái thẩm.
  • Trường hợp có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản  nội dung quyết định mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kiến nghị; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó và Hội đồng  thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có quyền đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

7. Thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật:

Khi bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra quyết định thi hành án chủ động (trường hợp liên quan đến tài sản của nhà nước) hoặc các đương sự cũng có thể yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.

Qua bài viết giải đáp như trên; chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích và phù hợp đến bạn đọc!

Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Luật sư tại:

CÔNG TY LUẬT TNHH LOGIC & CỘNG SỰ

Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, số 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 441/17 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: 090 520 63 81