Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không

Thảm thực vật tự nhiên trên trái đất ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc sống của con người một cách rõ rệt. Do đó, Nhà nước ta đã quy định về việc trồng rừng phòng hộ để chống lại những thiên tai góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường. Vì vậy, nhiều người dân thắc mắc đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không? Thông qua bài viết này, Công ty Luật TNHH Logic & Cộng sự sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không.

Về Căn cứ pháp lý:

Luật đất đai năm 2013;

Luật lâm nghiệp năm 2017.

1.Đất rừng phòng hộ là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về rừng phòng hộ như sau: “Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.”

(Hình ảnh đất rừng phòng hộ, nguồn ảnh: ST)

2.Đất rừng phòng hộ do ai quản lý, sử dụng?

Căn cứ theo Điều 136 Luật Đất đai 2013, đất rừng phòng hộ được giao cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác.

Theo đó, tổ chức quản lý rừng phòng hộ được tiếp tục giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định.

Ngoài ra:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

– Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng.

3.Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không?

Căn cứ điều 191 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất gồm:

“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 192 Luật Đất đai năm 2013 quy định, trích:

“2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

Qua bài viết giải đáp như trên; chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích và phù hợp đến bạn đọc!

Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Luật sư tại:

CÔNG TY LUẬT TNHH LOGIC & CỘNG SỰ

Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, số 52 Đông Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 441/17 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: 090 520 63 81